Sự Thật & Huyền Thoại ・ Thực Dưỡng ・

Cam Hàn, Quýt Nhiệt, Bưởi Tiêu

Anh Yu 18 Thg 10

XEM NHANH

    ĐAU YẾU CÓ NÊN ĂN CAM?

     

    Cam thì lạnh, Quýt thì nóng, Bưởi thì tiêu thực.

    …Nếu theo dõi và nghiên cứu kỹ , ta có thể thấy đa số tình trạng bệnh sau đây do ảnh hưởng của không nhiều thì ít của trái cây, mà trong đó có cam là phổ biến ở Việt Nam gây ra: ĐAU MỎI CỔ GÁY, VAI, NHỨC ĐẦU KINH NIÊN,VIÊM PHỔI CẤP TÍNH,VIÊM LOÉT DẠ DÀY, BỆNH ĐƯỜNG RUỘT, VIÊM TAI GIỮA, GHẺ MỦ, TRĨ NỘI. U NHỌT, CẢM HÀN, HUYẾT ÁP THẤP, ĐỔ MỒ HÔI, LẠNH, MỆT TIM, LẢ NGƯỜI.. Ta có thể nói rõ như sau:

    Một người bình thường chưa có bệnh rõ rệt, cụ thể nếu thường xuyên ăn cam thì rất dễ mắc các bệnh nêu trên tùy thuộc cơ thể họ suy yếu ở cơ quan nội tạng nào. Trường hợp đã bị một trong các bệnh trên nếu nghĩ rằng đâu yếu cần phải ăn cam để bổ dưỡng hết bệnh thì nhầm to vì vô tình ta đã nuôi bệnh và kéo dài trầm trọng hơn.

    Trái cam thuộc loại âm mà âm là một môi trường rất dễ cho vi trùng sinh sôi nảy nở, cho nên ăn nó vào gây ra hiện tượng tái nhiễm hoặc bội nhiễm… Còn một yếu tố nữa là trái cam: đó là tác dụng nhiều tân dịch của nó.Nếu trong người ta nóng nhiệt, ăm cam vào sẽ thấy mát vì cơ thể sẽ tiết ra nhiều tân dịch thì ở trường hợp người bị viêm phổi, phổi có nước, ăn cam vào sẽ là một điều vô cùng nguy hiểm, có thể gây chết người vì phổi sẽ tiết thêm nhiều tân dịch làm ngộp thở, vi trùng sẽ tăng nhanh trong đó. Đối với những người bị ghẻ mủ, ghẻ phòng, chàm (Eczema), u nhọt ,các bệnh ngpoài da và viêm nhiễm, nói chung … ăn cam vào sẽ “biết đá, biết vàng” ngay (có nhiều nước vàng, nhiêù nước mủ và dĩ nhiên nhức nhối khó chịu)

    Nếu muốn dùng cam thì nên dùng chung với tí muối thiên nhiên và trước bữa ăn chính 15 phút và trong bữa ăn chính nên dùng thêm rong biển và rau để bù khoáng (vì cam có thừa vitamins nhưng thiếu khoáng); điểm thú vị là nếu ăn trước bữa ăn cam sẽ tạo kiềm và ăn sau bữa ăn chính sẽ tạo axít.

    CÒN NƯỚC CHANH THÌ SAO?

    Nhiều người bệnh uống nước chanh thay cho vitamin C vì nghĩ ở dạng tự nhiên tốt hơn mà không biết vitamin C và nước chanh hoàn toàn khác nhau.

    Theo GS.TS Bùi Quốc Châu, người có 30 năm kinh nghiệm chữa bệnh cho biết, quả chanh chứa nhiều sinh tố C (40mg%) và một số sinh tố khác như PP, B2, B1, Caroten.

    Vitamin C đối với Tây y lại có giá trị rất lớn như làm bền thành mạch máu, làm ấm người, chống hoại huyết, xơ vữa động mạch, tăng cường sức đề kháng, tính miễn dịch của cơ thể… Chính vì thế, quả chanh rất được đề cao, Tây y coi đây là loại thuốc bổ tự nhiên và vô hại, thậm chí nhiều loại bệnh bác sĩ còn khuyên bệnh nhân nên uống thêm nước chanh, sinh tố C, coi như đó là một liệu pháp có giá trị cao.

    Tuy nhiên, GS.TS Bùi Quốc Châu cũng cho hay, vitamin C không phải là nước chanh hoặc ngược lại. Thật ra trong chanh, sinh tố C chỉ là một thành phần còn lại trong các thành phần khác. Chính hợp chất này ở trong quả chanh mang tính lạnh (âm) nhất là khi nó được uống vào cơ thể từng người thì lại sinh ra phản ứng sinh lý, hóa học khác nhau.

    Chẳng hạn, uống nhiều nước chanh có thể dễ gây xuất huyết và loãng máu nhưng Tây y lại chích vitamin C để làm ấm cơ thể hoặc trị bệnh xuất huyết dưới da. Hoặc một người hay nóng nhiệt trong mình (người quá dương) thì họ cảm thấy dễ chịu khi uống nước chanh.

    Nhưng trái lại, đối với người âm hàn (thiếu dương khí), lạnh trong người, hay mệt mỏi mà lại dùng nhiều chanh thì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh. Đó là vì chất chua của chanh thuộc âm. Chính sự dư chất chua này làm cứng cơ, gân, viêm loét dạ dày, đại tràng.

    Chanh, cam hay bất cứ loại thức uống nào cũng vậy, không hoàn toàn lợi hay hại, vấn đề là phải dùng đúng. Dù cho là thuốc bổ mà sử dụng quá nhiều cũng trở nên có hại.

    THĂM BỆNH ĐỪNG TẶNG CAM CHANH NỮA NHÉ!

    (Chanh muối lâu năm thì rất tốt, vì thời gian và muối đã trung hòa hết những yếu tố Âm)

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan